Tay ga xe đạp điện – bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống điều khiển xe, có vai trò tăng tốc, giảm tốc khi di chuyển. Chính vì vậy, việc tay ga xuất hiện vấn đề đột ngột khiến bạn không thể làm chủ khi lái là rất nguy hiểm. Do đó, cần phải kiểm tra tay ga thường xuyên để đảm bảo an toàn. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Sonsu tìm hiểu về cách tháo gỡ, sửa chữa tay ga xe điện đúng cách nhé!
Cấu tạo tay ga xe đạp điện
Tay ga được cấu tạo từ một con transistor gồm 3 chân và rãnh từ nam châm (Cảm biến tay ga xe đạp điện).
Màu dây: Tay ga thường có 3 màu cơ bản là xanh, đỏ và đen được đấu cùng màu về IC. Tuy nhiên, ở một số xe hiện đại, dây ga còn có thêm các màu khác tùy chức năng mà nhà sản xuất cải tiến.
- Dây đỏ 5V
- Dây xanh lá tín hiệu
- Dây đen âm
- Dây trắng nối dây dương của nguồn
- Dây vàng nối dây màu cam điều tốc của điều tốc và nguồn.
Nguyên lý hoạt động của tay ga xe đạp điện
Bên trong lõi tay ga xe đạp điện sẽ có 3 dây được sắp xếp theo thứ tự 3 màu đỏ, đen, xanh. 3 dây này sẽ chụm một đầu vào con chip, hay còn được gọi là Transistor 3 chân. Con chip này sẽ di chuyển lên xuống trên cục nam châm khi chúng ta lên ga hoặc xuống ga.
Dây đen và dây đỏ sẽ có giá trị là 5V, khi muốn tăng tốc, bạn sẽ kéo ga để nam châm hút con chip 3 chân lên vị trí 2 dây đen và đỏ. Ngược lại, dây xanh sẽ có giá trị từ 0 đến 5V, nên khi giảm tốc, bạn nhẹ nhàng thả lỏng tay lái trở về vị trí dây xanh.
Các loại tay ga xe điện hiện nay trên thị trường
- Tay ga 3 nấc tốc độ
- Tay ga tích hợp màng hình
- Tay ga xe đạp điện có khóa
Dấu hiệu tay ga gặp vấn đề
Đứt dây tay ga
Nguyên nhân đứt dây ga là do bạn đã dùng lực quá mạnh để tăng tốc, dẫn đến đứt một trong 3 sợi dây đỏ, đen, xanh. Khi dây tay ga bị đứt, nó sẽ không thể kết nối với động cơ như bộ điều tốc để nhận lệnh vận hành, từ đó xe không thể di chuyển.
Xe giật mạnh khi tăng ga
Khi tăng ga, xe đạp điện của bạn có dấu hiệu giật mạnh hoặc thậm chí là không thể di chuyển, kèm theo đó là tiếng kêu lớn của động cơ. Hiện tượng này gần giống với trường hợp kẹt số đối với xe số thông thường.
Tuy nhiên, xe giật mạnh khi tăng ga cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bộ IC hoặc bình ắc quy xe đạp điện bị hỏng. Dẫn đến hệ thống điện bị chập và không đủ cung cấp năng lượng khiến xe bị giật mạnh. Nếu lỗi xuất phát từ nguyên nhân này, bạn nên mang xe ra các tiệm sửa chữa uy tín để kiểm tra.
Có đèn báo hiệu nhưng ga không đi được
Đây là trường hợp xe không thể di chuyển mặc dù đèn báo hiệu có điện đã bật. Nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ phanh xe. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy bóp và nhả phanh một số lần để xem tay ga có nhận tín hiệu di chuyển hay không. Nếu không, rất có thể dây tay ga xe đạp điện đã bị đứt khiến động cơ không thể vận hành. Cần thay tay ga để xe có thể hoạt động bình thường.
Tay ga xe đạp điện bị tuột
Tay ga xe đạp điện bị tuột là khi bạn khởi động xe, tay ga tự động xoay tròn. Hoặc khi bạn muốn tăng tốc, vị trí tay nắm di chuyển nhiều hơn bình thường. Gặp phải tình trạng này, bạn có thể tự thay thế và sửa chữa tại nhà nếu có kiến thức hoặc nhờ sự giúp đỡ từ các cửa hàng chuyên môn.
Xem thêm:
Tay ga xe đạp điện bị kẹt
Đây là tình trạng tay ga không thể vặn lên, vặn xuống hoặc khi lên ga xe bị giật mạnh. Nguyên nhân có thể xuất phát do lò xo cuộn dây ga bị oxi hóa. Cách giải quyết nhanh nhất là thêm dầu vào bộ phận tiếp xúc của tay ga.
Nguyên nhân tay ga bị hư hỏng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tay ga xe đạp điện bị hỏng như:
- Vặn ga quá mức thường xuyên
- Xảy ra va chạm mạnh khiến dây ga bị đứt
- Xe bị ngấm nước mưa
- Dây tay ga bị mòn do vòng đời xe quá cũ,..
Cách kiểm tra tay ga xe đạp điện có hỏng không
Sau đây là một số cách mà bạn có thể kiểm tra xem tay ga có bị hỏng hay không:
- Quan sát trực tiếp xem có bị vỡ hoặc lỏng không
- Kiểm tra bằng thiết bị đọc lỗi
- Chập dây đỏ vào dây xanh xem bánh xe đạp có quay không
- Đo bằng đồng hồ chuyên dụng
- Dùng tay ga dự phòng, nếu cắm tay ga dự phòng mà bánh xe di chuyển, tức đã bị hỏng.
Cách tháo gỡ, sửa chữa tay ga xe đạp điện đúng cách
Các bước tháo gỡ tay ga vô cùng đơn giản:
Bước 1: Chuẩn bị bộ dụng cụ để tháo ốc, có thể dùng bộ lục giác đủ món hoặc lục giác 3 ly.
Bước 2: Dùng lục giác 3 ly để tháo ốc dưới lỗ ở tay ga
Bước 3: Tiến hành gỡ tay ga là xong
Cách sửa chữa tay ga xe đạp điện tại nhà:
- Trường hợp đứt dây ga: Tiến hành tháo tay ga ra để kiểm tra đứt dây màu gì, sau đó nối lại là xong.
- Trường hợp xe bị giật mạnh khi lên ga do hỏng bộ điều tốc IC: Cần thay mới IC để xe hoạt động bình thường.
- Trường hợp có đèn báo hiệu tay ga nhưng ga không đi được: Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy bóp và nhả phanh một số lần để xem tay ga có nhận tín hiệu di chuyển hay không. Nếu không, rất có thể dây ga xe đạp điện đã bị đứt khiến động cơ không thể vận hành. Cần thay tay ga để xe có thể hoạt động bình thường.
- Trường hợp tay ga bị tuột: Tiến hành xiết lò xo hoặc thay tay ga mới .
- Trường hợp tay ga bị kẹt số: Bôi dầu vào bộ phận tiếp xúc của tay ga hoặc có thể thay mới.
Thay tay ga xe đạp điện bao nhiêu tiền?
Thương hiệu | Các loại tay ga | Giá bán |
Yamaha | Yamaha Cute Girl 1 giắc | 250.000 VNĐ |
Yamaha H4 2 giắc | 300.000 VNĐ | |
Yamaha H4 | 300.000 VNĐ | |
Alpha | Alpha Monster | 200.000 VNĐ |
Osakar Alpha | 150.000 VNĐ | |
Alpha A3 | 150.000 VNĐ | |
Giant | Tay ga M133S | 300.000 VNĐ |
Nijia | Tay ga xe Nijia | 170.000 VNĐ |
Bridgestone | Bridgestone PKD | 300.000 VNĐ |
Pega | Pega Zinger 3 | 250.000 VNĐ |
Hkbike | Hkbike | 350.000 VNĐ |
Sonsu | Tay ga xe đạp điện Sonsu | 250.000 VNĐ |
Asama | Tay ga Asama | 250.000 VNĐ |
Địa chỉ thay tay ga xe đạp điện uy tín
Chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn Sonsu, nơi cung cấp đa dạng các mẫu tay ga xe điện phổ biến trên thị trường. Với tiêu chí lấy chất lượng làm kim chỉ nam, Sonsu cam kết mang đến cho các bạn sự hài lòng tuyệt đối.
Trên đây là những chia sẻ của Sonsu về cách tháo gỡ, sửa chữa tay ga xe đạp điện đúng cách. Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ nắm được một số kiến thức cơ bản để tự kiểm tra và thay thế tay ga tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên mang xe đạp điện của mình đến những nơi sửa chữa chuyên nghiệp để được tư vấn và tìm ra lỗi chính xác nhất nhé!